Ms. Dung: 033.832.5955
Mr. Tiệp: 098.252.1378
Trang chủ > Blog > Tin tức > Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp – Thay Đổi Nhỏ, Lợi Ích Lớn (Phần 3)

Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp – Thay Đổi Nhỏ, Lợi Ích Lớn (Phần 3)

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là thuật ngữ ngày càng phổ biến kể từ khi cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ trên thế giới. Đây là một xu thế tất yếu nếu như doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển kịp với sự thay đổi của công nghệ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời một số câu hỏi phổ biến xung quanh chuyển đổi số trong doanh nghiệp và thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam.

Nội dung bài viết

6 Yếu tố để thành công đối với việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một cuộc hành trình dài, và việc đơn giản nhất là số hoá nguồn thông tin nội bộ. Để có một quá trình chuyển đổi số thành công thì doanh nghiệp cần phải có đủ 6 “điều kiện cần” gồm:

Một chiến lược tích hợp với các mục tiêu chuyển đổi rõ ràng

Đặt ra mục tiêu giúp cho doanh nghiệp đưa ra thước đo đánh giá hiệu quả của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và cho phép ban lãnh đạo kết nối quy trình thực hiện với KPI một cách dễ dàng.

Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu rõ ràng của quá trình chuyển đổi số thông qua việc trả lời các câu hỏi:

  • Doanh nghiệp hy vọng sẽ cải thiện lĩnh vực cụ thể nào thông qua chuyển đổi số? 
  • Chuyển đổi số sẽ mang lại hiệu quả thông qua những chỉ số kỹ thuật nào?
  • Các chỉ số trên phải đạt tối thiểu là bao nhiêu thì mới đảm bảo doanh nghiệp đạt được mục tiêu chuyển đổi số của mình?

Cam kết của lãnh đạo từ giám đốc điều hành đến quản lý cấp trung

Xây dựng chiến lược chuyển đổi số là một chiến lược dài hạn của công ty. Ban đầu, có thể nhân viên ai ai cũng đều vô cùng nhiệt huyết và hy vọng xung quanh nỗ lực chuyển đổi số. Tuy nhiên thời gian trôi qua, không ai dám chắc là quá trình này sẽ thành công 100% và mọi thứ dần trở nên hỗn loạn. Lúc này, một giám đốc điều hành – người có thể giải quyết xung đột và nỗ lực gắn kết tinh thần giữa các bộ phận là nhân tố đóng góp lớn cho sự thành công của quá trình chuyển đổi số.

Triển khai nhân tài tầm cỡ

Một doanh nghiệp chuyển đổi số thành công yêu cầu đội ngũ nhân viên phải có trình độ cao thì mới bắt kịp xu hướng thay đổi của công nghệ. 

Một tư duy quản trị nhanh nhạy thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi hơn

Trong quá trình tiến tới chuyển đổi số, chắc chắn sẽ có thời điểm doanh nghiệp gặp phải khó khăn. Nhưng một nhà lãnh đạo với tư duy nhanh nhạy sẽ biết lúc nào nên đối mặt với khó khăn, lúc nào nên đi đường vòng. Mục đích cuối cùng vẫn là đạt được mục tiêu mà chúng tôi đã nêu ở yếu tố đầu tiên. 

Một minh chứng rõ ràng là tầm nhìn của Jeff Bezos với chương trình Prime của Amazon. Khi ông đưa ra ý tưởng giao hàng không giới hạn trong 2 ngày với giá 79$ thì các nhân viên và cổ đông đều cho rằng ý tưởng này quá vô lý. Tuy nhiên Jeff Bezos đã làm mọi cách để hợp nhất các bộ phận khác nhau của Amazon cùng theo đuổi mục tiêu. Nỗ lực của ông đã được đền đáp khi Amazon Prime đã thành công ngoài sức mong đợi và trở thành chương trình mua sắm online thành công nhất cho tới nay.

Giám sát hiệu quả tiến độ hướng tới kết quả xác định

Doanh nghiệp cần thành lập một nhóm nhân viên có trình độ để trực tiếp trải nghiệm tính năng mới của quy trình chuyển đổi số. Đồng thời phải thường xuyên đánh giá trạng thái của quy trình này để có thể đề xuất các điều chỉnh nếu cần thiết.

Nền tảng dữ liệu và kiến trúc công nghệ theo nhu cầu kinh doanh

Doanh nghiệp cần đảm bảo nội dung liền mạch và thống nhất để các thay đổi thuật toán không ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

Tổng kết lại, yếu tố con người quyết định phần lớn đến sự thành công của chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Như vậy doanh nghiệp phải đáp ứng đủ 6 điều kiện trên thì quá trình chuyển đổi số mới được gọi là thành công. Chỉ thiếu 1 yếu tố thôi cũng sẽ gây ra nhiều lỗ hổng công nghệ rất lớn.

Thái Lan – Hình mẫu chuyển đổi số của Đông Nam Á

“Xứ sở Chùa vàng” – Thái Lan chính là hình mẫu điển hình trong nỗ lực chuyển đổi số thành công tại Đông Nam Á. 

Mục tiêu chuyển đổi số được áp dụng trước tiên ở bộ máy chính quyền, sau đó mới phổ biến tới các doanh nghiệp tư nhân. Để hoàn thành mục tiêu đầu tiên, nước này đã xây dựng thành công học viện Chuyển đổi số Thái Lan nhằm đào tạo kiến thức công nghệ thông tin cho công nhân viên chức.

Tiếp theo là chuyển đổi số cho toàn bộ các cổng thông tin cấp quốc gia bao gồm:

  • Cổng thông tin “Farmer One” của Bộ Khoa học và Công nghệ quốc gia: giúp bà con nông dân và hợp tác xã dễ dàng hơn trong việc sản xuất và kinh doanh nông sản như đăng ký trồng trọt, liên hệ nguồn cây giống – phân bón, tư vấn giá bán,…
  • Cổng thông tin “Biz Portal”: giúp cho chủ doanh nghiệp tư nhân có thể dễ dàng đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép, đóng bảo hiểm, gửi yêu cầu cấp điện nước cho hoạt động…
  • Cổng thông tin “Kiosk”: người dùng chỉ cần cung cấp số CMND là có thể kiểm tra tất cả thông tin như số bảo hiểm, hộ khẩu,…
  • Cổng thông tin “Smart Service” .

Từ đó các doanh nghiệp được nhà nước khuyến khích và thúc đẩy chuyển đổi số. Có tới 71% doanh nghiệp Thái Lan tin rằng mình sẽ chuyển đổi số thành công dù cho đây là một bài toán mạo hiểm. 

Trên đây là thông tin về quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Hy vọng một ngày nào đó nước ta cũng sẽ sớm chuyển đổi số trong các lĩnh vực đời sống.




hung

Các bài viết liên quan

Copyrights © 2023 MCI Solutions